FE | Risk Minimisation Patient

Lĩnh vực điều trị

Lạc nội mạc tử cung

Theo ước tính, lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản1-3

Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là sự hiện diện của mô giống nội mạc tử cung bên ngoài tử cung, có thể gây ra các triệu chứng đau gây suy nhược và/hoặc vô sinh.3-5

 

Cơ chế bệnh sinh của lạc nội mạc tử cung liên quan đến một mạng lưới các yếu tố phức tạp và phần lớn chưa được hiểu biết tượng trào ngược máu kinh được nhiều người coi là cơ chế góp phần gây ra tình trạng này, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết đã và đang tiếp tục được công nhận.6-8

 

Việc gia tăng nguy cơ hình thành lạc nội mạc tử cung cũng liên quan đến tuổi tác, chiều cao, các yếu tố liên quan đến sinh sản và di truyền.1,9-14

 

Các triệu chứng lâm sàng của lạc nội mạc tử cung có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ nói chung của phụ nữ15,16

 

Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:2,3,7

 

Common symptoms of endometriosis
  • Đau bụng kinh
  • Đau vùng chậu không theo chu kỳ
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiểu buốt
  • Táo bón
  • Mệt mỏi
  • Vô sinh hoặc hiếm muộn

 

Hiện vẫn chưa rõ về tỷ lệ phổ biến của tình trạng lạc nội mạc tử cung

 

Theo ước tính khoảng 10–15% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản,1-3  tới 20–50% phụ nữ vô sinh và tới 70% phụ nữ có các triệu chứng đau vùng chậu mạn tính.1,3,20

 

  • Parasar P, Ozcan P, Terry KL et al. Curr Obstet Gynecol Rep 2017;6:34–41. Return to content
  • Eisenberg VH, Weil C, Chodick G et al. BJOG 2018;125:55–62. Return to content
  • Dunselman GA, Vermeulen N, Becker C et al. Hum Reprod 2014;29:400–412. Return to content
  • Johnson NP and Hummelshoj L, for the World Endometriosis Society Montpellier Consortium. Hum Reprod 2013;28:1552–1568. Return to content
  • Klemmt PAB and Starzinski-Powitz A. Curr Womens Health Rev 2018;14:106–116. Return to content
  • Aznaurova YB, Zhumataev MB, Roberts TK et al. Reprod Biol Endocrinol 2014;12:50. Return to content
  • Agarwal N and Subramanian A. J Lab Physicians 2010;2:1–9. Return to content
  • Zondervan KT, Becker CM, Koga K et al. Nat Rev Dis Primers 2018;4:9. Return to content
  • Burney RO, Hamilton AE, Aghajanova L et al. Mol Hum Reprod 2009;15:625–631. Return to content
  • Matalliotakis IM, Cakmak H, Fragouli YG et al. Arch Gynecol Obstet 2008;277:389–393. Return to content
  • Missmer SA, Hankinson SE, Spiegelman D et al. Obstet Gynecol 2004;104:965–974. Return to content
  • Ohlsson Teague EM, van der Hoek KH, van der Hoek MB et al. Mol Endocrinol 2009;23:265–275. Return to content
  • Signorello LB, Harlow BL, Cramer DW et al. Ann Epidemiol 1997;7:267–741. Return to content
  • Tan A, Luo R, Liang H et al. Mol Med Rep 2018;18:2841–2849 Return to content
  • Gao X, Yeh YC, Outley J et al. Curr Med Res Opin 2006;22:1787–1797. Return to content
  • Culley L, Law C, Hudson N et al. Hum Reprod Update 2013;19:625–639 Return to content
  • Ballard KD, Seaman HE, de Vries CS et al. BJOG 2008;115:1382–1391. Return to content
  • de Graaff AA, D’Hooghe TM, Dunselman GA et al. Hum Reprod 2013;28:2677–2685. Return to content
  • Nnoaham KE, Hummelshoj L, Webster P et al. Fertil Steril 2011;96:366–373. Return to content
  • Meuleman C, Vandenabeele B, Fieuws S et al. Fertil Steril 2009;92:68–74. Return to content

Diễn biến tự nhiên của tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể thay đổi, nhưng ở hầu hết phụ nữ, được đặc trưng bởi sự trầm trọng hơn của các triệu chứng khi không  được điều trị hiệu quả1-3

Việc điều trị cần cá thể hóa để phù hợp cho từng bệnh nhân, bao gồm các yếu tố như tuổi tác, triệu chứng, mong muốn mang thai, cảm nghĩ đối với phẫu thuật và tiền sử điều trị, có thể bao gồm:1,3-6

 

Common symptoms of endometriosis

Thuốc giảm đau

Combined oral contraceptive pill

Viên uống tránh thai kết hợp

progestogens-icon

Thuốc chứa progestogen

progestogens-icon

Thuốc đồng vận GnRH

progestogens-icon

Phẫu thuật (đối với những phụ nữ được điều trị nội khoa không thành công)

 

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý mạn tính cần được quản lý suốt đời, với điều trị nội khoa là lựa chọn hàng đầu1,3-5

 

Mặc dù các lựa chọn phẫu thuật theo truyền thống là phương pháp điều trị duy nhất trước khi xuất hiện các thuốc điều trị nội khoa, nhưng các khuyến nghị, hướng dẫn và sự đồng thuận chung đang ngày càng hướng tới biện pháp điều trị không xâm lấn và theo kinh nghiệm, tránh các thủ tục phẫu thuật lặp đi lặp lại.1,3-5,7

 

Sự thay đổi mô hình trong bối cảnh điều trị

 

Hạn chế của một số phương pháp điều trị y tế hiện nay bao gồm không phù hợp để điều trị lâu dài, tác dụng phụ, không đủ hiệu quả và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.1,3,5,6,8, Ngoài ra, COC đã được sử dụng off-label để kiểm soát các cơn đau liên quan đến lạc nội mạc tử cung, với rất ít các thử nghiệm được công bố và bằng chứng chất lượng thấp chứng minh cho hiệu quả của chúng đối với tình trạng đau bụng kinh và vùng chậu liên quan đến lạc nội mạc tử cung. 9-13

 

Các hướng dẫn quốc tế khuyến nghị điều trị nội tiết tố (COC hoặc progestogen đường uống) như một biện pháp xử trí đầu tiên theo kinh nghiệm đối với các cơn đau liên quan đến lạc nội mạc tử cung11,3-5

 

  • Sử dụng progestin, chẳng hạn như dienogest hoặc norethindrone acetate, có lợi trong việc giảm đau do lạc nội mạc tử cung9

Vui lòng xem tại đây để biết thêm thông tin về Visanne®

 

COC – thuốc uống tránh thai kết hợp; GnRH – hormone giải phóng ganadotropin

    Theo ước tính, lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (thường từ 15–49 tuổi).1 Tuổi trung bình khi được chẩn đoán là khoảng 30 tuổi.2,3

     

    • Kuznetsov L, Dworzynski K, Davies M et al. BMJ (Clinical research ed) 2017;358:j3935. Return to content
    • Sinaii N et al. Fertil Steril 2008;89:538–545. Return to content
    • Bernuit D, Ebert A, Halis G et al. J Endometriosis 2011;3:73–85. Return to content

    Estrogen có thể thúc đẩy sự phát triển mô nội mạc tử cung trong phúc mạc, có tác dụng tăng sinh và chống nhiễm trùng trên các tế bào nội mạc tử cung và có thể kích thích viêm.1-2

     

    • Bulun SE, Gurates B, Fang Z et al. J Reprod Immunol 2002;55(1-2):21–33. Return to content
    • Brosens I, Brosens JJ and Benagiano G. Reprod Biomed Online 2012;24(5):496–502. Return to content

    Mối quan hệ chính xác giữa mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ của bệnh lạc nội mạc tử cung theo tiêu chí phân giai đoạn không được rõ ràng.1,2

     

    • Sinaii N, Plumb K, Cotton L et al. Fertil Steril 2008;89:538–545. Return to content
    • Johnson NP, Hummelshoj L, Adamson GD et al. Hum Reprod 2017;32:315–324. Return to content

    Hiệu quả hạn chế liên quan đến việc sử dụng COC trong bệnh lạc nội mạc tử cung có thể là do:

     

    • Rất ít các thử nghiệm được công bố và bằng chứng lâm sàng về hiệu quả của COC đối với điều trị tình trạng đau vùng chậu và đau bụng kinh trong bệnh lạc nội mạc tử cung1-5
    • Các chế phẩm có chứa estrogen và progesterone liều cao có thể dẫn đến thừa estrogen và kháng progesterone, dẫn đến sự tiến triển của lạc nội mạc tử cung1,6
    • Các nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tăng tiềm ẩn nguy cơ làm lạc nôi mạc tử cung thêm trầm trọng hơn sau khi dùng sản phẩm COC7,8
    • Một nghiên cứu quốc tế cho thấy khoảng 70% phụ nữ đã sử dụng nhiều sản phẩm COC khác nhau để điều trị đau do lạc nội mạc tử cung, cho thấy cơn đau tái phát và nhu cầu thay đổi biện pháp tránh thai.1

     

    COC – thuốc uống tránh thai kết hợp

    • Casper RF. Fertil Steril 2017;107:533–536. Return to content
    • Harada T, Momoeda M, Taketani Y et al. Fertil Steril 2008;90:1583–1588. Return to content
    • Muzii L, de Tucci C, Achilli C et al. Am J Obstet Gynecol 2016;214:203–211. Return to content
    • Jensen JT, Schlaff W and Gordon K. Fertil Steril 2018;110:137–152. Return to content
    • Swailum MB, Wahba KA, Labib KM et al. Austin J Obstet Gynecol 2017;4:1082. Return to content
    • Ferrero S, Evangelisti G and Barra F. Expert Opin Pharmacother 2018;19:1109–1125. Return to content
    • Chapron C, Souza C, Borghese B et al. Hum Reprod 2011;26:2028–2035. Return to content
    • Vercellini P, Eskenazi B, Consonni D et al. Hum Reprod Update 2011;17:159–170. Return to content

    Cho đến gần đây, sự kết hợp giữa nội soi ổ bụng và sinh thiết để xác nhận mô học của các tổn thương nội mạc tử cung là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung.1 Tuy nhiên, các tiến bộ trong những năm gần đây đã thay đổi các hướng dẫn và sự đồng thuận trong lĩnh vực này đối với các phương pháp không xâm lấn dựa trên khám lâm sàng/thực thể, các triệu chứng, tiền sử bệnh nhân và chẩn đoán hình ảnh.2-4

     

    Bất chấp những tiến bộ này, nhiều phụ nữ vẫn phải đối mặt với sự chậm trễ chẩn đoán từ 6-10 năm, chủ yếu là do do bác sĩ thăm khám chậm trễ trong việc giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa, có thể do các triệu chứng nhầm lẫn, chẩn đoán sai, không lưu tâm các trải nghiệm của phụ nữ và bình thường hóa các triệu chứng.5-8 Việc xác định thành công các thông số chẩn đoán trong lạc nội mạc tử cung sẽ tạo điều kiện cho việc chẩn đoán chính xác, không xâm lấn và hiệu quả, do đó giảm gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ mắc bệnh liên quan.9

     

    Lạc nội mạc tử cung đòi hỏi phải được quản lý suốt đời và trong khi các phương án phẫu thuật thường là phương pháp tiếp cận được ưa chuộng, sự tái phát bệnh và các biến chứng liên quan đến phương pháp này đã làm nổi bật ưu điểm của các phương pháp điều trị không xâm lấn và theo kinh nghiệm cũng như sự cần thiết phải tránh các thủ tục phẫu thuật lặp đi lặp lại.2,4,10-12

     

    Các phương pháp điều trị y tế bước 1 và bước 2 hiện nay có sẵn cho các cơn đau do lạc nội mạc tử cung bao gồm các thuốc NSAID, liệu pháp nội tiết tố và các. Đồng vận GnRH, nhưng chúng vẫn có những hạn chế cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị (bao gồm các tác dụng phụ và giảm hiệu quả).2,4,10,13,14

     

    GnRH – hormone giải phóng ganadotropin; NSAID – thuốc kháng viêm không steroid